Thứ Năm, 21 tháng 3, 2024

VÀI CHUYỆN VỀ VÕ VĂN THƯỞNG

 VÀI CHUYỆN VỀ VÕ VĂN THƯỞNG

Thế là Võ Văn Thưởng đã đi theo bước chân của Nguyễn Xuân Phúc. Với tôi cảm thấy, Võ Văn Thưởng mãi như một anh học trò, bởi hầu hết các thầy dậy Võ Văn Thưởng là bạn đồng khoá ở Trường ĐH Tổng Hợp TP HCM với tôi sau giải phóng 30-4-1975. Họ học Khoa Chính trị, tôi học Khoa Hoá, đều là cựu chiến binh nên rất biết nhau. Tôi lại có ông anh cùng quê là Nhà thơ Nguyễn Ngọc Thu trong số đó nên hàng tuần tôi đến phòng làm việc của anh sát bên Quán Cà phê Văn khoa chơi và thường gặp họ. Họ học chính trị nên lúc đầu thấy tôi viết về chính trị họ nói có vẻ diễu cợt: “Hùng chịu khó nhỉ!”. Nhưng rồi dần dần họ thành độc giả và thành fan (người hâm mộ) tôi. Có một ông PGS Triết viết phê phán Sách Giáo khoa Triết bị Bộ Đại học chỉ đạo trường kỷ luật ông. Tôi thấy ông đúng đã lên tiếng và giúp ông cãi, cuối cùng họ phải bỏ kỷ luật ông. Với những người thầy như vậy, Võ Văn Thưởng vươn lên thành nguyên thủ quốc gia chắc phải có siêu tài đức, có điều thực tế tôi không biết là cái gì, chỉ thấy có những dư luận không hay, đặc biệt, từng làm Trưởng Ban Tuyên giáo nhưng Võ Văn Thưởng không làm tròn trách nhiệm để hiện tượng lật sử diễn ra. Có một bạn luôn trên tuyến đầu “chống diễn biến hoà bình” đã nản chí “buông vũ khí” khi Võ Văn Thưởng lên Chủ tịch nước. Tôi khuyên: “Chuyện đâu còn có đó. Còn cả một guồng máy cơ mà. Chuyện xã hội không hoàn toàn như ý mình được đâu. Mà nếu Đời không có mắt thì rồi Trời sẽ có mắt”.
Võ Văn Thưởng cũng có phần trách nhiệm để những nhố nhăng xảy ra trong lĩnh vực văn chương, văn hoá nghệ thuật. Nguyễn Quang Thiều cũng từng dựa hơi Võ Văn Thưởng. Có một sự lặp lại hơi buồn cười, Thiều dựa hơi hai ông nguyên thủ quốc gia thì họ đều bị “thôi chức”. Hôm qua đọc báo thấy tin về ông Võ Văn Thưởng xin đăng lại bài này.
21-3-2024
ĐÔNG LA

NHỚ TỪ NGUYỄN VĂN PHƯỚC XUYÊN TẠC GẠC MA ĐẾN NGUYỄN QUANG THIỀU TUYÊN BỐ SAU ĐẠI HỘI HNV VN

Trong lá thư viết ngày 03 tháng 12 năm 2021, Đại tá Nhà thơ Đỗ Trung Lai cho biết để chứng minh anh “nghe hơi nồi chõ”, Nguyễn Quang Thiều đã gọi điện thoại nói: “người nói “chuyển giao”, “bàn giao” là anh Võ Văn Thưởng chứ không phải Ban Chấp Hành Hội Nhà văn!”


Điều này làm tôi nhớ ngay đến chuyện Nguyễn Văn Phước từng in cuốn sách về Gạc Ma để xuyên tạc lịch sử. Thì ra bọn luồn lách để thực hiện tham vọng có cách làm giống nhau. Cả Nguyễn Văn Phước và Nguyễn Quang Thiều đều dùng hình ảnh các vị lãnh đạo làm bình phong che chắn những sai trái của mình.
Nguyễn Văn Phước từng thừa nhận sự sai phạm của mình khi in cuốn sách về Gạc Ma xuyên tạc lệnh “Không Nổ Súng Trước” của các vị lãnh đạo thành “không được nổ súng” như sau:
“Về những sai sót trong cuốn sách… chúng tôi cũng nghĩ không quan trọng nên đã để nguyên như vậy… Không bao giờ chúng tôi nghĩ đến ngày sách ra, rất nhiều người… tạo nên một làn sóng phản đối, khủng khiếp chưa từng có, đòi thu hồi, đòi huỷ diệt cuốn sách và mạt sát, đòi truy tố những người thực hiện…”
Một sự bào chữa, chạy tội dốt nát, vô lý, bởi một người làm sách có lương tri, có trách nhiệm tất phải biết cuốn sách xuyên tạc lịch sử, kết tội bán nước cho các nhà lãnh đạo VN là vô cùng độc hại và nguy hiểm. Chưa hết, Nguyễn Văn Phước còn trưng ra hình ảnh hai vị đương kim và nguyên Chủ tịch nước là Trương Tấn Sang và Nguyễn Minh Triết vui mừng nhận cuốn sách, coi như là hành động họ ủng hộ Phước.
Một người lương thiện, đàng hoàng không ai lại mang hình ảnh của các vị lãnh đạo ra che chắn cho sai trái của mình. Bởi họ không biết dã tâm và sai trái của Phước, nên khi Phước nhân danh in sách tôn vinh những anh hùng liệt sĩ bảo vệ biên cương, hải đảo tất họ phải ủng hộ Phước. Lẽ ra Phước thấy mình sai thì sửa sai không nên đẩy họ vào tình huống trớ trêu như vậy. Nhưng Phước cần phải hiểu, nước ta không còn là chế độ quân chủ, cũng không phải là chế độ độc tài như thế lực chống VN xuyên tạc, Phước không thể chỉ cần trưng ra vài hình ảnh “tiếp dân” của các vị lãnh đạo là có thể che chắn được sai trái của mình.
***
Có một sự ngẫu nhiên, cuốn sách Gạc Ma đã xuyên tạc khi cho các lãnh đạo VN ra “lệnh không nổ súng”, bán nước thì Nguyễn Quang Thiều cũng xuyên tạc khi làm bài thơ cho có cuộc xâm lược của quân TQ vào Biên giới phía Bắc nước ta cũng do nước ta có những kẻ phản bội. Đúng là Thiều và Phước “chí lớn” giống nhau nên hành động giống nhau.
Nguyễn Văn Phước từng mang hình ảnh hai vị Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang ra che chắn thì những ngày hôm nay Nguyễn Quang Thiều cũng mang hình ảnh ông Võ Văn Thưởng ra “doạ” Đại tá Nhà thơ Đỗ Trung Lai. Đỗ Trung Lai, một cựu chiến binh, 71 tuổi đời, 32 năm quân ngũ, súng đạn quân bán nước còn không sợ thì sợ gì cái “doạ” của Thiều.


Đỗ Trung Lai đã đưa ra các dẫn chứng Thiều đã nói chuyện Hội Nhà Văn VN đã “chuyển giao thế hệ”.
Báo Tiền phong ngày 26/11/2020 viết:
“Nguyễn Quang Thiều cũng nhận định, cuộc chuyển giao này cho thấy một bước đi kỳ vĩ của sự dân chủ mang tính thời đại”. Báo Hà Nội Mới ngày 03/12/2020: Anh Thiều trả lời phỏng vấn: “Điều quan trọng là Đại hội đã chuyển giao một thế hệ cũ sang thế hệ mới”.
Anh Đỗ Trung Lai “bóc phốt” Thiều, cả Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Bình Phương đều có trong BCH cũ mấy khoá, giờ lại làm tiếp thì “mới” cái gì?
Đỗ Trung Lai dẫn chứng tiếp “Báo Tiền phong ngày 26/11/2020 và Báo Văn chương Phương Nam ngày 29/11/2020 - Lời anh Thiều: “Tôi muốn nói rằng, việc đặt cược lòng tin vào chúng tôi và thế hệ mới là một cuộc đặt cược chắc chắn thành công”.
Đỗ Trung Lai viết: “Ở “Thư ngỏ” trước, tôi có nói đến cái “Sàn chứng khoán Chính trị - Xã hội”. Thực ra là tôi có nói quá đi đâu? “Đặt cược” cơ mà! Thật là giống với “cược bạc” và “cược đua ngựa”! Đúng rồi, trước các anh, chả ai “đặt cược” kiểu ấy cả, người người cứ nhiệt tâm mà làm lụng thôi!”
Khi ông Võ Văn Thưởng phát biểu trong Đại hội HNV VN, với tư cách một vị lãnh đạo tất ông phải nói theo lễ nghi thông thường. Ông nói “chuyển giao”, “cũ, mới” theo đúng cái việc vừa diễn ra trong Đại hội. Ông Hữu Thỉnh nghỉ, trao chức cho Nguyễn Quang Thiều thì tất Ông Thỉnh phải thành cựu Chủ tịch, Thiều phải thành tân Chủ tịch. Từ đó, ông Võ Văn Thưởng mới “kỳ vọng” vào “nhân tố mới”, “năng lượng mới” “thực hiện thành công các nhiệm vụ về xây dựng, phát triển văn hoá…”. Như vậy, Nguyễn Quang Thiều nói vậy là đã gán cho ông Võ Văn Thưởng ủng hộ cái tư tưởng lật đổ theo tiêu chí cũ-mới của mình.
Việc Nguyễn Quang Thiều nói các vị lãnh đạo và mọi người “đặt cược lòng tin vào chúng tôi và thế hệ mới là một cuộc đặt cược chắc chắn thành công” chỉ là một sự bẻm mép.
Bới một người như Nguyễn Quang Thiều từng có những sáng tác và những quan điểm văn chương lộn ngược, sao có thể lãnh đạo được nền văn chương VN đạt được cái “kỳ vọng” của ông Võ Văn Thưởng? Nếu ông Võ Văn Thưởng hiểu được thực chất con người Nguyễn Quang Thiều như vậy, liệu ông có ủng hộ cái “cảm hứng mới”, “năng lượng mới” của Nguyễn Quang Thiều không? Tiếc là đó là một điều không thể.

8-12-2021
ĐÔNG LA

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2024

CHUYỆN VỀ ĐT VÕ NGUYÊN GIÁP XUẤT PHÁT TỪ CUỐN HỒI KÝ CỦA “TRẦN QUỲNH”

 CHUYỆN VỀ ĐT VÕ NGUYÊN GIÁP XUẤT PHÁT TỪ CUỐN HỒI KÝ CỦA “TRẦN QUỲNH”



Đại tá Trịnh Lê Hoài Nam đã nhắn tin fb cho tôi: “Hôm trước sau khi anh đăng bài về Lê Kiên Thành, hắn ta đã phải gỡ bài viết đó khỏi fb”. Tôi trả lời: “vậy là biết sợ sai rồi”. Nhân chuyện Lê Kiên Thành mượn lời Pierre Asslin kể công cha mình, phủ nhận công lao của Bác Hồ và ĐT Võ Nguyên Giáp, tôi đăng lại bài về cuốn “Hồi ký Trần Quỳnh”, một sự bịa đặt, xuyên tạc, vu khống nguy hiểm. Giống như bọn lừa đảo cao tay lừa được nhiều người, sự bịa đặt, xuyên tạc cũng có những ngón nghề dắt mũi được nhiều người, và đặc biệt nguy hiểm là, chúng lại là chứng cứ cho bọn bất lương thất đức lợi dụng, hại người. Xin đăng lại bài này.
4-3-2024
ĐÔNG LA
Cái cội nguồn mà người ta đã dựa vào đó, và còn nhai đi nhai lại cho đến tận hôm nay, để bôi đen, thậm chí kết những tội tày trời cho ĐT Võ Nguyên Giáp, đó chính là cuốn Hồi ký mà tác giả chưa được thông tin chính thống xác thực, ghi là Trần Quỳnh, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Trần Quỳnh từng đi vào ca dao đương đại Việt Nam: “Trần Phương, Trọng Truyến, Trần Quỳnh / Ba thằng đồng tình làm hại dân ta”.
Cuốn sách từng phát tán trên mạng, với tôi đúng là một thứ rác rưởi. Nguy hiểm ở chỗ những rác rưởi, cặn bã trong sinh hoạt thì ai cũng nhận ra, nhưng rác rưởi liên quan đến các lĩnh vực như văn học, sử học, khoa học xã hội… thì không phải ai cũng nhận ra. Cũng như loài kền kền thích xú uế, những người có nhân cách kền kền cũng thích bu vào, hít hà những thứ rác rưởi đó, thậm chí có người còn coi là đồ thờ cúng, đã dâng cho người thân đã khuất của mình.
***
Chuyện ĐT Võ Nguyên Giáp làm “gián điệp cho Pháp”, rồi qua Đại sứ Sherbacov, “làm gián điệp cho LX” mà Đơn tố cáo của tác giả cũng chưa được xác thực, xưng là “vợ của Cố TBT ĐCSVN Lê Duẩn”, chính là copy từ cuốn “Hồi ký Trần Quỳnh” trên. Như tôi đã chỉ ra, chỉ cần một chứng cứ hoàn toàn khách quan trong bộ phim tài liệu của Stanley Karnow “Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình”, lời từ chính miệng viên tướng Pháp Jean Julien Fonde kể chuyện thuyết phục Đại tướng Võ Nguyên Giáp đầu hàng, Đại tướng đã trả lời “Anh hãy nghe đây, quân Pháp rồi sẽ bị tiêu diệt”, cũng đủ chứng tỏ những chuyện đó là bịa đặt.
***
Tôi đã đọc cuốn “Hồi ký Trần Quỳnh” từ lâu nhưng không bươi ra sợ ô nhiễm môi trường, nhưng rồi thấy nhiều chuyện cứ phát sinh từ đống rác đó, từ chuyện San vẩu Huy Đức nhắc đến trong “Bên thắng cuộc”, người tự xưng là bà “Bảy Vân” viết đơn tố cáo, rồi có cả một băng nhóm trên mạng đồng thanh chửi rủa Đại tướng, đến hôm nay thì KT Le (Lê Kiên Thành), nhân ngày giỗ cha, cũng nhắc lại những chuyện xuất phát từ cuốn hồi ký đó. KT Le làm vậy đã gián tiếp xác thực những tác giả chưa được xác thực.
Riêng chuyện ơn nghĩa của TBT Lê Duẩn đối với Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người mang danh Trần Quỳnh (tôi sẽ viết trong ngoặc kép “Trần Quỳnh” cho gọn) viết: “Giáp … có nói "tôi rất biết ơn anh Ba đã cứu tôi nhiều lần" thì đích danh Lê Kiên Thành trên báo chính thống An ninh Thế Giới Giữa & Cuối tháng đã trả lời phỏng vấn: “Nhà báo Lương Bích Ngọc … trên Vietnamnet… hỏi tôi về mối quan hệ của cha tôi và ông Giáp. Nguyên văn câu trả lời của tôi là như thế này: Ông Võ Nguyên Giáp đã từng đến gặp riêng cha tôi và nói “Cuộc đời cách mạng của tôi có được một phần lớn là nhờ anh Ba”. Cộng đồng mạng đã nổi giận và chửi KT Le ghê gớm.
Ai hiểu lịch sử cũng đều biết, sau Cuộc Cách mạng tháng Tám, Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập vào ngày 28 tháng 8 năm 1945, ra mắt quốc dân ngày 2 tháng 9, ngày tuyên bố độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính phủ đầu tiên đó đã có tên Võ Nguyên Giáp, với chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ, nghĩa là Võ Nguyên Giáp thuộc vào bậc Khai quốc Công thần.
Về Đảng, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam sau Cách mạng Tháng Tám (1945) cũng có tên Võ Nguyên Giáp, chỉ sau Bác Hồ và TBT Trường Chinh.
Còn Lê Duẩn, phải đến Đại hội II (1951) mới có tên trong danh sách Bộ Chính trị, với chức danh Bí thư Xứ ủy Nam Bộ, sau là Bí thư Trung ương cục miền Nam.
Như vậy, cả Đảng và Chính quyền, tuy nhiều hơn 4 tuổi nhưng Lê Duẩn đúng chỉ là bậc “đàn em” của Võ Nguyên Giáp.
Ở thuở trứng nước của một nước VN mới, khi các nước lớn thắng trận trong Đại chiến II đã coi VN chỉ là chiến lợi phẩm của họ như nước Đức, bán đảo Triều Tiên, Võ Nguyên Giáp đã giúp Bác Hồ bảo tồn được nhà nước non trẻ trong cảnh thù trong, giặc ngoài, chưa nước nào công nhận VN. Đến thời ông được Bác Hồ và Bộ CT giao trọng trách chỉ huy Chiến dịch ĐBP, rồi đánh thắng Pháp, cả thế giới đã biết đến Võ Nguyên Giáp bởi vì ông là vị tướng đầu tiên đã chỉ huy quân đội của một nước thuộc địa đánh thắng một nước thực dân, đế quốc. Lúc này thì thế giới chưa biết Lê Duẩn là ai. Về sau, Võ Nguyên Giáp còn được xếp vào danh sách những tướng lĩnh kiệt xuất của nhân loại: “Võ Nguyên Giáp là một trong 21 vị danh tướng của thế giới trong 25 thế kỷ qua, từ thời Alexandre Đại đế đến Hannibal rồi đến thời cận hiện đại với Kutuzov, Zhukov..., những người đã có chiến công tạo nên bước ngoặt của nghệ thuật chiến tranh.”(Duncan Townson, sách Những vị tướng lừng danh); “Tài năng chiến lược của Tướng Giáp đã đặt ông vào ngôi đền của những nhà lãnh đạo quân sự vĩ đại. Sau Hồ Chí Minh, ông là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ XX... Ông ấy giống như một vị thánh. Không có gì khiến ông phải chấp nhận thất bại”. (Nhà báo kiêm sử gia người Mỹ Stanley Karnow).
***
Có lẽ với danh tiếng quá lớn lao như vậy, vị Đại tướng tài đức đã làm những người đố kỵ, ganh đua tài danh với ông không chịu nổi, và ông trở thành mục tiêu để họ và tay chân bôi đen, làm hại.
“Trần Quỳnh” viết trong Kháng chiến chống Mỹ, Võ Nguyên Giáp không chỉ “làm gián điệp cho LX” mà ông còn lãnh đạo phe “chủ hoà”, theo Chủ nghĩa Xét lại của Khơ-rut-sov chủ chương “thi đua, chung sống hoà bình với Mỹ”. Vì ta phải giữ mối quan hệ với LX nên Võ Nguyên Giáp vẫn được cử làm Bí thư Quân uỷ TW, Bộ trưởng Bộ QP, Tổng tư lệnh, nhưng thực chất chỉ “Ngồi chơi xơi nước”, người lãnh đạo quân đội đánh thắng Mỹ, giải phóng MN, thống nhất đất nước chính là Lê Duẩn.
***
Về quan hệ với LX, thực ra VN ta chỉ không theo tư tưởng “chung sống hoà bình với Mỹ thời Khơ-rut-sov”, nhưng khi Khơ-rut-sov bị phế truất, Brêgiơnhép lên thay, đưa LX trở lại vị trí siêu cường, lấn át cả Mỹ, quan hệ hai nước Việt-Xô trở lại bình thường. LX lại giúp ta vũ khí, một trong những yếu tố quyết định giúp ta thắng Mỹ, và khi Trung Quốc xâm lược biên giới nước ta 1979, những tuyên bố của LX ủng hộ VN, hành động của LX điều quân về phía Biên giới Xô-Trung là những yếu tố quan trọng đã ngăn TQ leo thang chiến tranh. Chính vậy, Brêgiơnhép chính là vị đại ân nhân của Nhân dân VN. Vậy mà “Trần Quỳnh” viết về Brêgiơnhép như thế này: “Về Brêgiơnhép, S. đánh giá là một con người rất tầm thường… không có tài năng gì đặc biệt, chẳng qua là người hiền lành, được mọi người chấp thuận như là một nhân vật quá độ trong khi chưa tìm ra được người thay thế đủ tầm cỡ”. Còn hôm nay, theo chân chú “Trần Quỳnh”, KT Le đã truyền bá tư tưởng của cha “Không sợ LX”, cho “LX cản ta thống nhất đất nước”, không chỉ xuyên tạc lịch sử mà còn là một kẻ vô ơn.
***
Giai đoạn ta lên kế hoạch giải phóng MN sau khi Mỹ ký Hiệp Định Pari ngày 27 tháng 1 năm 1973, “Trần Quỳnh” viết: “Mọi việc quân sự, Lê Duẩn trực tiếp làm việc với Bộ tổng tham mưu, có khi làm việc trực tiếp với Cục tác chiến”; “Cách làm việc của Lê Duẩn có tính cách gia đình, không biên bản không ghi âm”; “Trong năm 1973 và cả 1974 Lê Duẩn mời các anh bên Bộ tổng tham mưu: Hoàng Văn Thái và các anh khác xuống làm việc tại Đồ Sơn. Sau cái buổi làm việc đầu tiên Lê Duẩn cho tôi biết: Tôi bảo các anh ấy làm cho tôi một kế hoạch giải phóng Miền Nam trong hai năm. Các anh nói là hai năm thì khó lắm, xin 4 năm, thảo luận mãi các anh xin ba năm. Tôi nói: Tôi đồng ý ba năm nhưng chỉ các anh biết thôi, đừng nói cho ai biết”.
Viết như vậy, mục đích “Trần Quỳnh” dồn công lao cho Lê Duẩn hết, Võ Nguyên Giáp là số không, có điều “Trần Quỳnh” viết vậy là đã hạ thấp Lê Duẩn thành nhà độc tài, gia đình trị như Ngô Đình Diệm, biến tổ chức Đảng CSVN như một băng nhóm mà Lê Duẩn là thủ lĩnh.
***
Thực tế hoàn toàn không phải vậy, vì nước VN mới của chúng ta theo một chế độ XHCN văn minh, tiên tiến. Một nước nhỏ, nghèo nàn, trình độ khoa học công nghệ kém, để đối đầu được với Mỹ, một nước giầu, phát triển nhất thế giới thì ngoài tinh thần, ý chí, chung sức, chung lòng, cách làm việc của Đảng, Nhà nước và quân đội ta phải rất khoa học, mưu trí, chính xác thì chúng ta mới có thể đi tới ngày chiến thắng.
Sự thực hoàn toàn không phải như “Trần Quỳnh” viết theo kiểu ghi chép những chuyện ngồi lê đôi mách, rồi suy diễn chủ quan với một tầm nhìn thiển cận, một tâm địa bất lương. Có những cuốn hồi ký của những người trong cuộc, ghi lại đầy chủ, chi tiết, chính xác diễn tiến của những bước đi lịch sử: Đại tướng Hoàng Văn Thái, từng là Tư lệnh B2 (chiến trường Nam Bộ), sau khi Mỹ rút, ông là Phó Tổng Tham mưu trưởng Thứ nhất trong giai đoạn quân ta lên kế hoạch giải phóng MN, đã viết Hồi ký “Những Năm Tháng Quyết Định” (Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân); đặc biệt chính ĐT Võ Nguyên Giáp cũng viết cuốn Hồi ký TỔNG HÀNH DINH TRONG MÙA XUÂN TOÀN THẮNG, đúng là ông đã kể công, nhưng không phải như bọn bất lương xuyên tạc là chỉ kể công mình, ông đã kể công của tất cả mọi người, kể cả công của “anh Ba”, TBT Lê Duẩn.
***
Để có được Bản "Đề cương kế hoạch chiến lược quân sự” giải phóng MN, không phải như “Trần Quỳnh” viết bằng “Cách làm việc của Lê Duẩn có tính cách gia đình”, mà thực tế đã có cả một quá trình dự thảo công phu, và để có bản hoàn chỉnh cuối cùng đã phải chỉnh sửa đến 8 lần.
Sau cuộc họp ngày 24-5-1973 của Bộ Chính trị mở rộng bàn vấn đề Giải phóng Miền Nam, ĐT Võ Nguyên Giáp
đã bàn với ĐT Văn Tiến Dũng cùng chỉ đạo chuẩn bị Ngày 5-6-1973, Tổ trung tâm đã hoàn thành bản dự thảo “Đề cương kế hoạch chiến lược” mang số 305 TG1. Trong quá trình dự thảo, đúng là có chuyện Lê Duẩn đôi lần góp ý, chỉ đạo, nhưng hơn một năm sau, sau đến bảy lần chỉnh sửa, đến ngày 30-9-1974, bản dự thảo “Kế hoạch chiến lược cơ bản” đã được Hội nghị Bộ Chính trị nhất trí phê duyệt. Chưa hết, Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng từ ngày 18-12-1974 đã thông qua quyết tâm lần cuối cùng. Thay mặt Bộ Tổng tham mưu, Tướng Lê Ngọc Hiền đã trình bày kế hoạch hoạt động quân sự năm 1975, cũng chính là bản dự thảo đã được chỉnh sửa lần cuối cùng, lần thứ tám.
Sự thật là như vậy, cả hai hồi ký của hai vị đại tướng Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái đều viết như vậy, có đâu chuyện giải phóng MN, thống nhất đất nước như dời non lấp biển lại giống như chuyện mua con cá, mớ rau ngoài chợ, như “Trần Quỳnh” viết: “Sau này trong một lần họp Bộ chính trị, trong giờ giải lao, Phạm Văn Đồng cười ha hả nói: "Nghĩ cũng buồn cười thật, khi bàn mở chiến dịch giải phóng Miền Nam, trong Bộ chính trị chỉ có một mình tôi tán thành ý kiến anh Ba!"
Giống như chuyện vu cho ĐT Võ Nguyên Giáp tội “làm gián điệp”, “Trần Quỳnh” còn hoàn toàn bịa đặt như thế này: “Trong quá trình bàn bạc để quyết định chiến dịch, có vấn đề Mỹ có vào lại hay không, Lê Duẩn cho rằng Mỹ sẽ không vào... Còn Võ Nguyên Giáp thì điện "coi chừng Mỹ vào" khác nào hù dọa quân ta. Lê Duẩn thấy điện cười: "Anh ta sợ Mỹ lắm!" Chính từ ý này, người ký tên “Nguyễn Thị Vân, vợ Cố TBT LD” đã viết trong đơn tố cáo Võ Nguyên Giáp: “…vào năm 1974 anh Ba và BCT bàn về kế hoạch giải phóng MN …vấn đề gay cấn nhất… là việc xác định Mỹ có can thiệp trở lại hay không … ông Giáp đưa ra thông tin Mỹ chắc chắn sẽ can thiệp … còn sử dụng cả bom nguyên tử. Sau này … đ/c Phạm Văn Đồng vẫn thường nhắc anh Ba rằng: “Khi đó chỉ có một mình tôi ủng hộ anh đánh mà thôi”… “Có thách kẹo Mỹ cũng chẳng dám quay trở lại”; còn KT Le, trong ngày giỗ cha, cũng nhắc lại chuyện Mỹ ném bom nguyên tử: “Đây là chuyện tôi nghe lại từ ba mình… khi ta chuẩn bị tấn công Đà Nẵng thì có tin tuyệt mật : “Mỹ sẽ ném bom nguyên tử”. BCT ngừng họp, ba triệu tập lãnh đạo Bộ QP , Cục Tình báo QĐ, gay gắt …: “Các anh cho tôi biết, đó là tin của tình báo ta hay là của LX, TQ”? Lãnh đạo Cục Tình báo: “Thưa anh, đó không phải tin của ta ạ”. Thế thì tin của ai, làm thế nào tới được Bộ QP, các bạn tự tìm hiểu nhé”.
***
Tôi đã kỳ công lục tìm trong hai cuốn hồi ký của Võ Nguyên Giáp và Hoàng Văn Thái thì thấy cái ý của TT Phạm Văn Đồng “Có thách kẹo Mỹ cũng chẳng dám quay trở lại” đã nói vào ngày 30-9-1974, trong Hội nghị Bộ Chính trị, khi Tướng Lê Trọng Tấn thay mặt Bộ Tổng Tham mưu báo cáo kế họạch quyết tâm hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam trong hai năm 1975-1976.
Cụ thể, ĐT Hoàng Văn Thái đã viết về Hội nghị đó khi bàn về chuyện “Mỹ can thiệp”: “Chính quyền Mỹ đang đứng trước rất nhiều khó khăn... Họ không ngờ vụ Oa-tơ-ghết đã dẫn đến Ních-xơn bị đổ, Pho lên… Đời sống nhân dân lao động vẫn bị đe doạ, khiến họ tiếp tục đấu tranh chống chính quyền trở lại dính líu vào Việt Nam… Anh Trường Chinh cho rằng… Ta cần lợi dụng thời cơ Mỹ đang khó khăn bê bối về nhiều mặt mà tranh thủ giành lấy thắng lợi quyết định, chắc chắn. Anh Phạm Văn Đồng … Kể xong chuyện gặp Kissinger, anh nói tiếp: “Nói thế thôi. Nước Mỹ đang bê bối lắm. Nó không dám dúng vào Việt Nam nữa đâu. Cho kẹo, quân Mỹ cũng không dám trở lại Nam Việt Nam...”
Còn Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng viết về lúc đó: “Tôi phát biểu ý kiến bổ sung… Nguỵ quyền Sài Gòn đang đứng trước những khó khăn … Đế quốc Mỹ đang lúng túng. Phong trào phản chiến từ sau Hiệp định Paris càng lên cao… Đảng Cộng hoà bị vụ bê bối Oatơghết trói chặt chân tay. Mỹ rất khó đưa quân trở lại miền Nam… Đây là hoàn cảnh khách quan hết sức thuận lợi, ta cần tận dụng, không được bỏ lỡ… Tôi đặc biệt lưu ý hội nghị về trận Thượng Đức… khi không dựa được vào sự chi viện lớn của không quân Mỹ… thì sức chiến đấu của quân nguỵ rất yếu … Các đồng chí trong Bộ Chính trị phát biểu ý kiến rất sôi nổi… anh Trường Chinh nêu rõ… Ta cần lợi dụng thời cơ Mỹ đang bê bối về nhiều mặt, tranh thủ giành thắng lợi quyết định. Anh Phạm Văn Đồng nhắc lại lần gặp Kítxinhgiơ năm ngoái. Trả lời câu hỏi: Dân tộc Việt Nam đã ba lần thắng quân Nguyên. Còn các ông, liệu các ông đánh chúng tôi mấy lần? Nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã giơ lên một ngón tay. Rồi anh khẳng định: Nước Mỹ đang bê bối lắm! Cho kẹo, quân Mỹ cũng không dám trở lại Việt Nam. Hội nghị nhất trí phê duyệt kế hoạch chiến lược cơ bản dự thảo lần thứ bảy do Bộ Tổng Tham mưu chuẩn bị. Sáng 8-10-1974, đồng chí Bí thư thứ nhất kết luận hội nghị”.
***
Như vậy, “Trần Quỳnh” đã hoàn toàn bịa đặt. Những chuyện động trời mà ông ta cứ viết tự nhiên như thằng trẻ con, lẫn lộn tùm lum. Như Chiến dịch HCM, một trận đánh vĩ đại, gồm cả 5 cánh quân, nhưng ông ta viết: “Nhiệm vụ giải phóng Sài Gòn được giao cho Quân đoàn 4”; rồi lại viết: “Lê Duẩn hỏi Lê Trọng Tấn (Quân đoàn 2) có đánh được vào Sài Gòn không? Lê Trọng Tấn trả lời được và xin cho vào Sài Gòn trước. Lê Duẩn đồng ý và dặn Lê Trọng Tấn là cứ vào dinh Độc Lập buộc Dương Văn Minh đầu hàng vô điều kiện, nhưng dặn đừng nói Lê Duẩn ra lệnh. Thế là Quân đoàn 2 từ phía Đông tiến vào dinh Độc Lập trước”. Sự thực, Tướng Nguyễn Hữu An mới là Tư lệnh QĐ2, còn Lê Trọng Tấn là Tư lệnh cả cánh quân hướng Đông.
Giống như khi bịa đặt một người “làm gián điệp cho Pháp” lại được Bác Hồ và Bộ CT giao cho trọng trách chỉ huy Chiến dịch ĐBP đánh Pháp, rồi thắng Pháp luôn, “Trần Quỳnh” cũng ngu không kém khi bịa đặt chuyện ĐT Võ Nguyên Giáp “sợ Mỹ”, trong khi ông lại được giao những trọng trách làm Bộ trưởng Bộ QP, Tổng Tư lệnh, Bí thư Quân uỷ TW chỉ huy quân đội ta đánh Mỹ, rồi cuối cùng ta cũng thắng Mỹ. Vô lý như vậy mà vì lòng đố kỵ, nhỏ nhen, muốn cướp công, người ta đã vồ lấy những điều bịa đặt đó, còn nhai đi nhai lại cho đến tận những ngày hôm nay, để bôi đen, kết tội cho bậc Khai quốc Công thần Võ Nguyên Gíap, người luôn được không chỉ nhân dân VN mà cả nhân dân bị áp bức trên toàn thế giới tôn kính, và ngay đến kẻ thù cũng còn phải nể phục ông. Những người đã tin theo những điều bịa đặt phi lý ngu xuẩn cũng ngu xuẩn không kém!

22-7-2023
ĐÔNG LA



Thứ Bảy, 2 tháng 3, 2024

GIẢI TRÍ LỊCH SỬ CUỐI TUẦN: SEN TRONG BÙN

 GIẢI TRÍ LỊCH SỬ CUỐI TUẦN: SEN TRONG BÙN

Với lẽ thường thì người ta có quyền thích nước này hoặc nước khác, thích chế độ này hoặc chế độ khác, nhưng với tầm nhìn của nhà tư tưởng thì sự yêu thích sai trái, những quan điểm về chính trị tư tưởng sai trái có thể gây ra thảm hoạ. Liên Xô tan vỡ trong quá khứ, Ukraina đang có chiến tranh chính là những bài học nhãn tiền. Trong những quan điểm sai trái về chính trị tư tưởng luôn luôn có chuyện chống lại lịch sử chính thống, nói gọn là lật sử.
Người ta thường giải trí văn nghệ, hôm nay cuối tuần tôi thử “giải trí lịch sử”. Nhớ lại tôi có viết một bài về những nét chính của Lịch sử VN là “Sen trong bùn” có rất nhiều người thích. Hôm nay đọc lại, không ngờ mình đã kỳ công đến thế, vậy tiếp theo mạch chống bọn lật sử, xin đăng lại bài này.
2-3-2024
ĐÔNG LA
SEN TRONG BÙN
Thực tiễn của tổ quốc Việt Nam chúng ta có thể ví như bùn lầy, bùn lầy của sự lạc hậu; từ lạc hậu đã sinh ra nghèo đói, từ nghèo đói đã sinh ra nhược tiểu, từ nhược tiểu chúng ta đã trở thành nạn nhân của lòng tham, nạn nhân của sự độc ác của những nước lớn, những nước phát triển hơn đã xâm lược, đã tàn phá đất nước và giết chóc dân ta.
Nhưng thật kỳ lạ, thiên nhiên nước ta có một loài sen lại nở hoa được từ bùn lầy tù đọng, rồi nở trong ca dao:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn
Rồi nở trong thơ nhạc, trở thành biểu tượng đẹp nhất, cao quý nhất, thanh khiết nhất để ví những con người đẹp nhất:
Tháp Mười đẹp nhất bông sen
Việt nam đẹp nhất có tên Bác Hồ
Và hôm nay, tôi thấy không gì “đắt” hơn khi dùng hoa sen để ví lịch sử Việt Nam. Trong tăm tối của dốt nát nghèo khó, trong hiểm nguy dầu sôi lửa bỏng, trong ác liệt của nhà tan, cửa nát, của đầu rơi máu chảy; những con người Việt Nam bé nhỏ, chất phác lại có ý chí làm tan chảy sắt thép của tất cả các loại vũ khí tàn bạo nhất; lại có trí thông minh chiến thắng những chiến lược, chiến thuật, những vũ khí tối tân nhất được xây dựng và chế tạo bởi những bộ óc siêu đẳng và nền khoa học công nghệ tiên tiến nhất.
Theo lẽ thường, khi học hết phổ thông, người ta phải hiểu được những nét chủ yếu về lịch sử đất nước. Nhưng lại có một thực trạng rất e ngại đó là việc có rất nhiều học sinh trong các kỳ thi đã được điểm 0 môn sử; và còn kỳ quái hơn nữa, có những kẻ thuộc tầng lớp có danh tiếng, muốn hơn người, khác thường, họ đã lập danh thành công bằng cách nhìn lộn ngược lịch sử. Vì vậy trước tình trạng “trống không” và “lộn ngược” đó, tôi lại phải bỏ chút công sức dạy cho họ vài nét chính yếu, bài học i tờ về lịch sử của đất nước chúng ta.
Người viết nên những trang sử đầu tiên trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc thân yêu của chúng ta chính là An Dương Vương. Với thời gian trị vì từ 257 TCN đến 208 TCN (theo Đại Việt sử ký toàn thư), dân Việt ta dưới sự lãnh đạo của ngài đã tiến hành cuộc chiến 10 năm đánh thắng giặc Tần xâm lược, giết chết tướng Đồ Thư.
Tiếp theo, đất nước ta như chìm trong đêm trường của kiếp nô lệ, đến hết thời Bắc thuộc lần thứ III (207 TCN – 905), trong suốt 1112 năm, dân ta chỉ được làm chủ Tổ quốc của mình có 64 năm. Trong màn đêm ngàn trùng ấy, thật kỳ diệu, vẫn cháy bùng lên được những đốm lửa lung linh của khí phách Việt. Và kỳ lạ hơn nữa, trong mấy danh nhân được ghi vào bảng vàng chói lọi của lịch sử dân tộc lại có tên đến ba người phụ nữ. Họ đúng là những bông sen bất tử, ngát hương, mãi mãi lan tỏa theo thời gian. Năm 40, bà Trưng Trắc cùng em gái là Trưng Nhị đã nổi binh đánh thành Luy Lâu đuổi Thái thú Tô Định, lên ngôi Trưng Nữ Vương. Sau hơn 200 năm, bà Triệu (Triệu Thị Trinh) cùng anh là Triệu Quốc Đạt cũng đã khởi binh chống giặc Đông Ngô, chiếm Tư Phố. Người con gái kiêu hùng ấy, khi mới 19 tuổi, đã nói câu nói như tạc vĩnh viễn vào thời gian: “Tôi chỉ muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình ở Biển Đông, đánh đuổi quân Ngô, giành lại giang sơn, cởi ách nô lệ, chứ không chịu khom lưng làm tì thiếp cho người!”
Năm 542, Lý Bí, một giám quân ở Đức Châu (Hà Tĩnh), đã tạo thanh thế khiến cho Thứ sử Tiêu Tư nhà Lương phải khiếp vía mà trốn chạy. Khi Tôn Quýnh, Lư Tử Hùng đem quân sang, Lý Bí đã chủ động đón đánh tại Hợp Phố khiến quân Lương 10 phần chết đến 6, 7. Năm Giáp Tý 544, Lý Bí đã tự xưng là Nam Việt đế, đặt niên hiệu là Thiên Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân. Đó chính là vị hoàng đế đầu tiên và Thiên Đức cũng là niên hiệu đầu tiên chứng tỏ nền độc lập của nước ta.
Vận mệnh của một đất nước dường như cũng như vận mệnh một con người, cũng có lúc không may, lúc may mắn. Cuối thế kỷ 9, sau 1000 năm Bắc thuộc, nhà Đường suy yếu, Tiết độ sứ Độc Cô Tổn ở nước ta bị chính quân nhà Đường giết chết, Khúc Thừa Dụ đã thừa cơ chiếm được thành Đại La (Hà Nội), tự xưng Tiết độ sứ, mở ra thời kỳ tự chủ của dân tộc, kéo dài gần 1000 năm (905-1887).
Trong giai đoạn này nước ta thực sự là quốc gia hùng cường, từng nhiều phen đánh cho quân xâm lược thất điên bát đảo.
Năm 931, Dương Đình Nghệ đánh tan quân Nam Hán, đuổi thứ sử Lý Tiến, chém chết tướng Trần Bảo; Năm 938, Ngô Quyền, con rể của Dương Đình Nghệ, bày trận trên sông Bạch Đằng đánh thắng quân Nam Hán, giết chết Hoằng Tháo; năm 981, Lê Hoàn đánh tan cuộc xâm lược của nhà Tống; 1009, Lý Công Uẩn lên ngôi, dời đô ra Thăng long, lập nên một triều đại dài nhất trong lịch sử (216 năm). Năm 1075, khi biết Vua Tống dấy binh, Vua Lý Nhân Tông đã sai Lý Thường Kiệt và Tôn Đản đem hơn 100.000 quân đi đánh chặn ngay trên đất giặc; Lý Thường Kiệt đã chém chết Trương Thủ Tiết tại cửa ải Côn Lôn (Nam Ninh). Tri phủ Ung Châu là Tô Giám, khi thấy thành bị hạ, đã giết cả nhà 36 người rồi tự thiêu. 1076, nhà Tống lại dùng Quách Quỳ và Triệu Tiết đem 10 vạn quân tinh nhuệ, tiến theo hai đường thủy, bộ xâm chiếm nước ta. Lý Kế Nguyên đã chặn đánh thủy binh do Quách Quỳ chỉ huy trên sông Vân Đồn (Quảng Ninh) còn Lý Thường Kiệt đã lập phòng tuyến ở bờ nam sông Như Nguyệt (sông Cầu). Tại đây, Lý Thường Kiệt đã làm bài thơ Nam quốc sơn hà bất hủ, như một bản Tuyên ngôn Độc lập hùng tráng đầu tiên trong lịch sử dân tộc để cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân Đại Việt, làm hoang mang quân giặc, đến nỗi đã không cần đánhmà thắng:
Nam quốc sơn hà
Nam quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch thơ:
Sông núi nước Nam
Sông núi nước Nam, vua Nam ở
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm?
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.
Nhà Trần kế tiếp nhà Lý đã ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông. Năm 1259, Hốt Tất Liệt diệt được Nam Tống, lập ra nhà Nguyên, đã lần thứ 2 tiến đánh Đại Việt. Đây là lần xâm lược có quy mô lớn nhất với hơn 50 vạn quân, với thế "gọng kìm", Thoát Hoan đi từ Quảng Tây từ hướng Bắc đánh xuống, còn Toa Đô đi đường biển từ hướng Nam đánh lên. Năm 1285, Nhà Trần dùng chiến thuật "vườn không nhà trống", đợi thời cơ đã tổ chức phản công, với những chiến thắng ở Tây Kết, Hàm Tử, Chương Dương, đã giết được Toa Đô, khiến Thoát Hoan trốn chạy. Cuối năm 1287, nhà Nguyên lại xâm lược lần thứ ba. Trần Hưng Đạo bố trí lực lượng mai phục bằng cọc nhọn như Ngô Quyền ngày nào ở cửa sông Bạch Đằng, tiêu diệt toàn bộ binh thuyền của Ô Mã Nhi, Thoát Hoan phải chui vào ống đồng trốn chạy về nước. Trần Hưng Đạo trở thành vị anh hùng dân tộc, ngày nay mọi người gọi ngài là Đức Thánh Trần. Theo The New Encyclopedia Britanica xuất bản năm 1983 có bổ sung thêm những vị tướng soái kiệt xuất thế giới trong đó có Trần Hưng Đạo và Võ Nguyên Giáp. Trần Hưng Đạo được đánh giá là : “huyền thoại của lịch sử Việt Nam, nhà chiến lược quân sự xuất sắc đã đánh thắng quân Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn, và là người anh hùng dân tộc trong nền văn hoá của Việt Nam ngày nay”(http://www.lichsuvn.info/forum/archive/index.php/t-1185.html). Vùng quê tôi là vùng đất phong cho con cháu của ngài, như làng Từ Ô, xã Tân Trào (Thanh Miện, Hải Dương) có nhiều hậu duệ của ngài. Còn làng Đông La (La trong thiên la địa võng, nên có thể dịch là tấm lưới giăng bắt địch hướng Đông) thờ ngài Thành Hoàng là Hoàng Trân, một vị tướng của Trần Hưng Đạo. Ngài đã xây một cái chùa (ngày nay còn lại rất nhỏ), ngọc phả ghi là rất linh, nên “Khi Lê Lợi dấy binh đánh quân Minh, xưng vương ở Lam Sơn, sai tướng Nguyễn Xí đến hành lễ cầu đảo đại vương, đều có linh ứng”. Có lẽ do nước ta “ra ngõ gặp anh hùng” nên chính sử không đủ chỗ ghi tên vị Thành Hoàng làng tôi. Vì vậy, tôi là một con dân của ngài đã một lần viết truyện ghi tên ngài, và hôm nay là lần thứ 2, tôi lại viết tên ngài trong một bài viết về lịch sử đất nước. Cầu mong ngài cho con sức mạnh để đánh thắng bọn dốt ác trên mặt trận chữ nghĩa này!
Đến thời Lê Lợi, với Khởi nghĩa Lam Sơn (1418-1427), năm 1427, đã đập tan 10 vạn quân Minh trong trận Chi Lăng - Xương Giang, giết chết Liễu Thăng. Nguyễn Trãi đã viết bài Bình Ngô đại cáo, một áng thiên cổ hùng văn, một bản Tuyên ngôn Độc lập lần thứ hai của đất nước.
Thời Quang Trung Nguyễn Huệ, chỉ trong vòng 6 ngày, kể từ đêm 30 đến mồng 5 Tết Kỷ Dậu (1789), đã dẫn đại quân Tây Sơn đánh tan tác 29 vạn quân Thanh, xác giặc chất đống thành Gò Đống Đa còn đến ngày nay!
Như vậy, sau hơn 2000 chống chọi và đã chiến thắng oai hùng các thế lực xâm lược phương Bắc khổng lồ, giữ yên được bờ cõi, còn hơn 100 năm gần đây (từ 1858), đất nước bé nhỏ của chúng ta lại phải đương đầu với một thế lực khác, hùng mạnh hơn nhiều lần, không phải về quân số mà là vũ khí, sản phẩm của khoa học công nghệ và tư tưởng đế quốc thực dân; đó chính là những nước phát triển, những nước mà có thời họ coi mình là trung tâm của văn minh nhân loại, coi những nước khác như những bãi đất hoang và dân cư như bầy đàn man di mọi rợ, cần phải đến khai phá để mở mang bờ cõi. Nhiều vùng đất đã bị mất tên và được thay tên mới trên bản đồ thế giới, nhiều dân tộc bản địa trở thành dân tộc thiểu số trên chính tổ quốc của họ, bị hao hụt và dần bị đồng hóa. Chỉ có dân tộc Việt, Tổ quốc Việt, sau 1000 Bắc thuộc và 100 năm bị Đế quốc xâm chiếm, vẫn còn đó, vẫn hiên ngang tồn tại và ngày một phát triển vững mạnh, bởi chúng ta đã chiến thắng tất cả.
Nhà Nguyễn (1802 - 1945), triều đại phong kiến sau cùng ở nước ta đã có công rất lớn trong việc mở mang bờ cõi về phương Nam trù phú. Nhưng cũng chính Nguyễn Ánh, người lập ra triều Nguyễn, lại tạo duyên cớ cho Pháp xâm chiếm nước ta khi ký Hiệp ước Versailles. Năm 1858, Đô đốc Charles Rigault de Genouilly đã đánh chiếm Đà Nẵng. 28 tháng 11 năm 1861, Thủy sư đô đốc Bonard hạ lệnh xâm chiếm Côn Đảo. Trung uý Hải quân Pháp Lèspes sau khi đánh chiếm được Côn Đảo đã ra "Tuyên cáo chủ quyền": “Tuân hành lệnh của Thống Đốc, tôi tuyên bố chiếm hữu quần đảo Côn Lôn, nhân danh vua Napoleon đệ Tam, hoàng đế toàn nước Pháp”. Việc khai hóa đầu tiên của người Pháp đối với người Việt là ngày 1 tháng 2 năm 1862, Bonard ký quyết định thành lập nhà tù Côn Đảo, trở thành chốn địa ngục trần gian giam giữ những người Việt bị thất bại trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp mong giành lại nền độc lập. Một loạt lãnh tụ nghĩa quân đã anh dũng hy sinh như Trương Định, Nguyễn Hữu Huân, Phan Văn Đạt, Nguyễn Trung Trực, v.v… Đến ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp bắt đầu tấn công thành Hà Nội, Nguyễn Tri Phương đã chỉ huy tướng sĩ phòng thủ, thế giặc mạnh, thành thất thủ, ông bị thương nặng rồi bị bắt,đã nhịn ăn mà chết. Sau 9 năm, 25 - 4 – 1882, Hoàng Diệu tiếp bước Nguyễn Tri Phương chỉ huy tướng sĩ phòng thủ Thành Hà Nội, thế giặc mạnh, thành cũng lại bị thất thủ, ông đã anh dũng tuẫn tiết trước Võ Miếu!
Khi phong trào Cần Vương (1885) bị thất bại, Vua Hàm Nghi bị bắt, rồi bị đày sang Algérie, Liên bang Đông Dương được thành lập ( 17 - 10 - 1887), thì một lần nữa dân ta lại mất nước.
***
Và rồi chính Hồ Chí Minh, vị anh hùng dân tộc, từ tuổi đôi mươi với hai bàn tay trắng đã ra đi tìm đường cứu nước, rồi thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3-2-1930). Trải qua một hành trình dài vô cùng gian khổ, để được dân tin theo, biết bao máu của các chiến sĩ cộng sản đã đổ. Chỉ riêng những vị lãnh tụ cao nhất đã có liên tiếp tới 4 tổng bí thư chết dưới tay quân Pháp: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ. Để rồi từ đó mới có được Cách mạng Tháng 8 thành công, và 2- 9 - 45, Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh một nước VN mới.
Chính với vị thế mới đó, chỉ trong 30 năm (1945-1975), một chớp mắt của lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác, dân ta đã đánh thắng đến 4 cuộc xâm lược, trở thành biểu tượng anh hùng của ý chí bất khuất và trí thông minh tuyệt vời trong công cuộc chống ngoại xâm giành lại nền Độc Lập.
Có những chiến thắng chấn động địa cầu không chỉ làm thế giới ngạc nhiên mà đến tận những ngày hôm nay, khi có điều kiện hiểu biết hơn, chính chúng ta lại càng ngạc nhiên hơn. Như có một phép mầu, một đội quân lúc đầu chỉ có 34 người với vài khẩu súng kip, nhưng sau 10 năm đã đánh thắng được Đế quốc Pháp được Mỹ hỗ trợ mạnh về quân sự tại Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, bắt sống Chỉ huy trưởng Tướng Đờ Cát và 11.721 quân lính (Theo Chiến dịch Điện Biên Phủ – Wikipedia) Theo Tướng Trần Độ, Tướng Đờ Cát khi bị bắt đã phải thú nhận rằng: "Tôi cũng thấy làm vinh dự được làm tù binh của một quân đội như quân đội Việt Nam". Tháng 3/1993, khi sang thăm Việt nam, Tổng thống Pháp Francois Mitterrand lên thăm Điện Biên Phủ, đã xin phép được xây dựng một đài tưởng niệm những binh lính Pháp tử trận. Ông M.Claode Vignes (khách du lịch Pháp) nói: “Chỉ cần nhìn đài tưởng niệm binh sỹ pháp ở Điện Biên Phủ thì đủ thấy sự khoan dung to lớn của nhân dân Việt Nam”. Tướng Bi-gia, nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, là trung tá sĩ quan dù ở Điện Biên Phủ, đã viết trong cuốn “Cuộc chiến tranh Đông Dương của tôi”: “Ngày 28-6-1994: tôi đã trở lại Điện Biên Phủ, … Tôi đã đến đài kỷ niệm… Những quân nhân Pháp ở Điện Biên Phủ trở về Pháp mà không có được một ai đón chào, còn ở trên mảnh đất Việt Nam này lại có một đài kỷ niệm tưởng nhớ họ”.
Trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ có lẽ đỉnh cao của sự đối đầu Việt - Mỹ chính là trận Điện Biên Phủ trên không mà phía Mỹ gọi là Chiến dịch Linebacker II (từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972). Các cuộc tấn công dồn dập bằng máy bay ném bom chiến lược B-52 ném bom rải thảm huỷ diệt xuống Hà Nội,Hải Phòng, Thái Nguyên và các mục tiêu khác liên tục trong 12 ngày đêm là một trong những cuộc tập kích có cường độ cao nhất trong toàn bộ lịch sử các cuộc chiến tranh! Vừa rồi, trong những ngày kỷ niệm sau 40 năm chiến thắng, lần đầu tiên những bí mật quân sự được công bố trên truyền hình, khiến cho tất cả người VN có lương tri ai cũng đều phải dâng lên niềm xúc động và tự hào, chúng ta đã thắng Mỹ không chỉ bằng ý chí, bằng máu mà còn bằng cả trí thông minh tuyệt vời nữa. Những khái niệm lạ lùng lần đầu ta được nghe như “trinh sát nhiễu”, “vạch nhiễu”, “phương pháp bắn 3 điểm”, “ bắn đón nửa góc”, v.v… Một tờ báo Mỹ đã gọi đó là cuộc "Chiến tranh điện tử” mà phần thắng đã thuộc về VN. Trung tướng Phan Thu, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên chỉ huy Tiểu đoàn Trinh sát nhiễu, kể lại: “Trong suốt thời gian hoạt động trinh sát, chúng tôi không thu được nhiễu 3cm của địch. Như vậy, B-52 chưa gây nhiễu dải sóng 3cm đối với các loại radar phòng không". Một công trình nghiên cứu cải tiến kỹ thuật: ghép phần tử mục tiêu của radar K8-60 làm việc ở dải sóng 3cm với đài điều khiển SAM-2. Đại tá Nguyễn Ngọc Lạc, hồi đó là Thượng úy Kỹ sư của Cục Quân khí, một chứng nhân, từng trực tiếp sửa chữa và đề xuất thử nghiệm và cho kết quả ra-đa K-860 với băng sóng 3cm đã xác định mục tiêu tốt, góp phần quan trọng trong việc bắn rơi B52 trên bầu trời Hà Nội trong 12 ngày đêm cuối năm 1972.
Điều kỳ diệu thứ 2 là việc bộ đội phòng không của ta đã hóa giải được tên lửa “không đối đất” Shrike của Mỹ. Tên lửa này có thể tìm và “bắt” được mục tiêu theo sóng ra-đa, chuyên dùng để phá hủy các hệ thống phòng không đối phương. Tại Trung Đông, hàng chục hệ thống tên lửa phòng không của Khối Ả Rập từng bị loại tên lửa này phá hủy. Bộ đội ta đã vô hiệu hóa bằng cách phát sóng tức thì, tắt máy đột ngột và quay ngay đài ăng-ten đi hướng khác, tên lửa Shrike đã “bị điều khiển” chệch khỏi mục tiêu!
Cuối cùng để giành chiến thắng không thể không nhắc đến chiến công của các cán bộ tình báo quân sự đã phải ngày đêm theo dõi mọi động thái của địch. Đại tá Trần Văn Tụng, từng thuộc Trung đoàn Trinh sát Kỹ thuật, Tổng cục 2, Bộ Quốc phòng kể lại, vào những năm 60, ông là 1 trong 10 sinh viên của trường ngoại giao được tuyển vào Cục 2. Ông cho biết lúc đầu chúng ta chưa biết cách làm thế nào để có tin cụ thể. Sau những mày mò, phán đoán từ các thông tin trinh sát có được, đơn vị của ông dần dần đã hình thành được nhiều bộ giải mã tin, từ đó dự đoán chính xác thời gian, địa điểm, số lượng máy bay Mỹ sẽ tham chiến. Chính vì thế, chiều 18-12-1972, Đại tá Phan Mạc Lâm, người được mệnh danh là đã “lập hồ sơ B-52”, khi Tướng Phùng Thế Tài hỏi:
- Này cậu, B-52 đến đâu rồi?
Ông mới có thể khẳng định:
- Giữa đường rồi, thưa Thủ trưởng - có cả hướng Gu-am và Thái Lan.
Như vậy chúng ta hoàn toàn sẵn sàng chủ động đón đánh địch, đã sơ tán hàng chục vạn dân tới nơi an toàn trước trận đánh. Và chỉ có như thế chúng ta mới làm nên một trận “Điện Biên Phủ trên không”, giành thắng lợi hoàn toàn.
Với tinh thần của Bác: “…chúng tôi phải được yên ổn. Chúng tôi không muốn trở thành người chiến thắng. Chúng tôi chỉ muốn Mỹ cút đi! Gút-bai!” Và theo lời dậy của Người: “Chúng ta căm thù Đế quốc Mỹ xâm lược nhưng không được căm thù nhân dân Mỹ”, sau ngày toàn thắng, chúng ta lại có được một thành tựu ngoại giao quan trọng, mở ra một thời kỳ mới dựng xây đất nước, nước ta trở thành như một câu thơ của tôi trong bài TỔ QUỐC-NỬA BÀN CHÂN DÍNH BÙN VÀ MÁU:
Một đất nước đến kẻ thù cũng đem lòng yêu mến
Ngày 15 tháng 7 năm 1995, TT Clinton tuyên bố thiết lập bang giao đầy đủ với Việt Nam. Năm 2000, ông cùng với vợ con thăm Việt Nam. Trong bài Binh-thuong-hoa-quan-he-Viet-My, ông nói: “Bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ là thời khắc tuyệt vời trong nhiệm kỳ của tôi”; “Việt Nam là đất nước có vị trí đặc biệt trong trái tim tôi”.
Ngày 6-12-2006, ông đã nói với Chủ tịch Nguyễn Minh Triết: “Sáu mươi năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Tổng thống Roosevelt đã muốn hai nước Việt - Mỹ thật sự là bạn. Quá trình này đã có những bước gập ghềnh. Tuy nhiên, tôi vô cùng hạnh phúc chứng kiến quan hệ tốt đẹp giữa hai nước mà đáng lẽ phải có từ cách đây 60 năm”.
TT Bush, trong diễn văn tại nhà thờ Greater Exodus Baptist ở Philadelphia (23/06/04), từ bạn “friend” đã được ông nhắc lại nhiều lần khi nói về quan hệ với Việt Nam. Sau chuyến thăm Việt Nam một cách chính thức trong "giai điệu dịu dàng" của người tiền nhiệm Bill Clinton, đã tạo nền tảng để ông Bush có những quyết sách mạnh mẽ hơn trong quan hệ giữa hai nước, ông đã nói về VN: "You’ve got a friend in America". (Trong bài Khi tổng thống Mỹ tuyên bố: Việt Nam là bạn). Năm 2006, ông và phu nhân đã sang thăm chính thức VN và dự Hội nghị APEC lần 14. Trong buổi tiếp của Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, ông đã cảm ơn về sự đón tiếp trọng thị và nói: “Tôi đã đọc rất nhiều tài liệu về VN và cảm nhận được sự phát triển của VN giống như một con hổ trẻ. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình để củng cố mối quan hệ giữa hai nước”. Sáng 19/11, ông cùng phu nhân tới cầu nguyện tại nhà thờ Cửa Bắc, HN.
Về phía VNCH, Tướng Nguyễn Cao Kỳ có thể là một người lính quả cảm nhất, sẵn sàng chiến đấu tới cùng, chính vậy ta càng quý ông hơn khi ông đã vượt qua mặc cảm của một kẻ bại trận, trốn chạy, đã thừa nhận sự thật lịch sử, trở thành một biểu tượng của sự hòa hợp dân tộc. Trong Nguyễn Cao Kỳ – Wikipedia, tại khách sạn Sheraton TP Hồ Chí Minh, 15/1/2004, ông nói: "…sau 30 năm khi đất nước đã thống nhất và đây là lúc cần sự tập hợp của tất cả người VN trong cũng như ngoài nước để phục hưng đất nước, để VN trở thành một con rồng châu Á”; ông cũng từng nói: " Những sự mất mát và đau khổ trong cuộc chiến cũng như sau cuộc chiến thì chồng chất nhiều lắm, nhưng cứ quay lại dĩ vãng và uất hận thì chỉ là chuyện của cá nhân mỗi người”. Một người khác, GS Vật lý Trần Chung Ngọc, một bạn đồng khóa tại trường sĩ quan với Tướng Nguyễn Cao Kỳ, trong bài NGÀY 30/4/1975, ông viết: “Ngày 30/4/1975 không chỉ có nghĩa là ngày đất nước thống nhất, chủ quyền trở lại tay người Việt Nam, mà còn là ngày người dân Việt Nam, trừ những kẻ có tâm cảnh phi dân tộc hay tiếp tục nuôi dưỡng thù hận, bất kể thuộc chính kiến hay phe phái nào, đều có thể hãnh diện ngẩng mặt nhìn thẳng vào mắt kẻ đối thoại, bất kể là họ thuộc lớp người nào, ở địa vị nào, thuộc quốc gia nào. Tôi ở phe thua trận, nhưng chiến thắng Điện Biên Phủ, cũng như ngày 30/4/1975, đã mang đến cho tôi một niềm hãnh diện được làm một người Việt Nam”.
***
Sự thật Lịch sử là vậy, không chỉ người dân VN mà được cả loài người có lương tri tiến bộ trên toàn thế giới công nhận. Vậy mà thật kỳ quái lại có những người thuộc tầng lớp từ “nhân sĩ trí thức”, nhà văn, nhà báo, đến dân thường vì những nguyên cớ, những tham vọng và ảo tưởng khác nhau, nhân danh đấu tranh vì dân chủ tiến bộ chống lại Nhà nước Việt Nam, họ tìm mọi cớ, bu vào mọi chuyện, kể cả việc cố tình không chỉ xóa trắng mà còn lộn ngược lịch sử, một hành động phản đạo lý, phản nhân văn và mất nhân tính. Những muốn lịch sử nước ta bước lại những bước đi ngập bùn lầy và máu.

TP Hồ Chí Minh
20-6-2016
ĐÔNG LA

Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

ĐẠI TÁ TRỊNH LÊ HOÀI NAM: “LÊ KIÊN THÀNH LẬT SỬ”

 ĐẠI TÁ TRỊNH LÊ HOÀI NAM: “LÊ KIÊN THÀNH LẬT SỬ”




Đại tá Trịnh Lê Hoài Nam 28-2-2024 lại viết trên facebook: “Lê Kiên Thành trực tiếp xét lại, lật sử cách mạng Việt Nam” khi Lê Kiên Thành ca ngợi là “Một người yêu Việt Nam” đối với Pierre Asslin, một người Canada, Giáo sư Lịch sử tại trường Đại học San diego, Mỹ, khi ông ta nói:
"Tại sao Mỹ trong một thời gian rất dài vẫn nghĩ những người đề ra đường lối chiến tranh là ông Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp chứ không phải là các ông Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ…?"
Chúng ta cần phải hiểu rằng, các giải Nobel và tất cả những gì được coi là giá trị cao quý về hoà bình, văn chương, lịch sử, và khoa học xã hội thường có quan điểm ngược nhau đối với hai “phe”, Mỹ cùng phương Tây và các nước XHCN cũ và hiện tại, trong đó có VN. Như các giải Nobel Văn chương được trao cho các tác giả ở LX và Trung Quốc đều viết tác phẩm chống lại đất nước họ; Kissinger được trao giải Nobel hoà bình khi thực chất Mỹ đã dùng mọi cách, kể cả dùng B52 ném bom trải thảm Thủ đô Hà Nội, nhưng vẫn thất bại, nên Kissinger mới được lệnh ký vào Hiệp định Paris 1973; Bảo Ninh viết Nỗi buồn chiến tranh bôi đen cuộc kháng chiến chống Mỹ của VN thì được Mỹ trao giải thưởng khoảng 40.000 USD; Phan Huy Lê ca ngợi Gia Long, biện hộ cho Pháp xâm lược VN thì được Pháp phong Viện sĩ; v.v…
Vì vậy một GS Lịch sử ở Mỹ như Pierre Asslin nói và viết về lịch sử VN tất nhiên cũng có cái nhìn lộn ngược. Ông ta viết như trên đã xuyên tạc sự thật, chống lại Lịch sử VN.
***
Trước hết, chiến thắng vĩ đại của dân tộc phải trả giá bằng núi xương, sông máu, người có lương tri không ai tự đề cao công lao của mình. Nhưng lịch sử là cụ thể, công trạng cũng cụ thể, cần được xác định, dù rằng không bao giờ có chuyện rõ ràng tuyệt đối, công bằng tuyệt đối.
Nói như Pierre Asslin và Lê Kiên Thành tung hô, “những người đề ra đường lối chiến tranh” sự thực là “các ông Lê Duẩn, Nguyễn Chí Thanh, Lê Đức Thọ” chứ không phải “ông Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp” thì tôi chỉ cần chỉ ra vài chuyện dưới đây là đã “vả sưng mõm” ông GS “yêu Việt Nam” của ông Lê Kiên Thành rồi.
Trong cuộc Kháng chiến chống Mỹ, đỉnh cao của sự đối đầu Việt - Mỹ chính là trận Điện Biên Phủ trên không mà phía Mỹ gọi là Chiến dịch Linebacker II (từ 18 tháng 12 đến 30 tháng 12 năm 1972). Nếu VN thất bại, chiến tranh tại VN có thể chấm dứt, nhưng kết quả sẽ theo ý Mỹ chứ hoàn toàn không có chuyện đất nước chúng ta sẽ hoà bình, thống nhất, rồi VN sánh vai các cường quốc khắp 5 châu như những ngày hôm nay.
Chúng ta đã chiến thắng trong cuộc đối đầu mà một tờ báo Mỹ đã gọi là cuộc "Chiến tranh điện tử” đó không chỉ bằng ý chí, bằng máu mà còn bằng cả trí thông minh tuyệt vời của cả dân tộc nữa, mà người đầu tiên phải kể ra không ai khác chính là Bác Hồ.
Trước hết, chiến thắng đó chính là kết quả của tầm nhìn xa trông rộng của Bác. 1967, Bác đã nói với Tướng Phùng Thế Tài, Phó Tổng tham mưu trưởng: “Sớm muộn gì, Mỹ cũng sẽ đưa B52 ra ném bom Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua. Chú phải nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã hủy diệt Thủ đô Bình Nhưỡng. Chiến tranh ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua trên bầu trời Hà Nội”. Trước đó, 1962, Bác cũng đã nói với ông Phùng Thế Tài: “B52 bay cao hơn 10 km mà trong tay chú chỉ có cao xạ thôi” và nói với ông Đặng Tính, Chính ủy Quân chủng Phòng không - Không quân nghiên cứu cách đánh B52. Ngày 7-2-1965, nhân dịp ông Kô-xư-ghin thăm nước ta, Bác đã yêu cầu Liên Xô giúp ta xây dựng lực lượng tên lửa phòng không. Cuối năm 1966, Mỹ bắt đầu dùng B52 đánh phá ác liệt vào Vĩnh Linh, Trung đoàn tên lửa 238 đã vào Quảng Bình để nghiên cứu cách đánh máy bay B52, tuân theo lời dạy của Bác: “Có vào hang cọp mới bắt được cọp”.
***
Chiến thắng “Điên Biên Phủ trên không” đó cũng có chuyện liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhớ lại lá thư 16 trang, chưa được xác thực tác giả, từng được lan truyền ồn ào trên mạng, ký tên Nguyễn Thị Vân, tự giới thiệu là “vợ nguyên cố TBT ĐCSVN Lê Duẩn”, trong đó có viết Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng chỉ huy một mạng lưới ở ta làm gián điệp cho LX, mà “người chỉ đạo mạng lưới tình báo là Đại sứ LX tại VN là Sec-ba-cốp”. Lê Kiên Thành đã nhắc tới Sec-ba-cốp với ý xấu trong một bài trên facebook nhân ngày giỗ cha.
Trong bài về “TRẬN ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG” tôi đã viết:
“… có thời điểm, bộ đội ta phóng tên lửa nhưng tên lửa không bay tới máy bay Mỹ mà quay đầu rơi xuống đất, có khi thành bom rơi xuống nhà dân. Bộ đội ta đã nghiên cứu biết do Mỹ đã biết được tần số của sóng điện từ dẫn tên lửa tới mục tiêu, nên họ đã chế thiết bị gây nhiễu. Vì vậy, cần phải thay đổi linh kiện để thay đổi tần số dẫn bắn. Theo Đại tá Nguyễn Thụy Anh, trong phim tài liệu “Vạch nhiễu tìm thù”: “Những người đại diện tập đoàn tên lửa không đồng ý cho mở cái khối điều khiển vô tuyến… Lúc bấy giờ đ/c Đại sứ LX ở VN đã rất quyết đoán, đ/c nói: “Có gì là bí mật nữa vì người Mỹ đã phát hiện ra rồi, đã gây nhiễu đánh chúng ta thì bây giờ chúng ta phải mở ra và tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về điều này”. Quyết định quan trọng này đã giúp bộ đội tên lửa ta bắn B52 “rụng như sung”. Vị đại sứ đó chính là Ilya Sherbakov, ông đúng là một đại ân nhân của dân VN. Nhưng có thông tin không chính thống trong một lá thư tố cáo, ông là trùm tình báo của LX chuyên liên lạc với trùm gián điệp, chính là vị đại tướng lừng danh Võ Nguyên Giáp. Nhưng tôi thấy hơi buồn cười là, trước nay người ta chỉ thấy làm gián điệp cho quân địch chứ làm gì có chuyện làm gián điệp cho người “anh em”? làm gián điệp cho đại ân nhân cứu giúp chúng ta?”
Đểu cáng hơn nữa, lá thư còn tố ĐT Võ Nguyên Giáp làm “gián điệp cho Pháp”. Trong Bộ phim tài liệu mà tác giả là Nhà sử học, nhà báo người Mỹ Stanley Karnow “Việt Nam, thiên lịch sử truyền hình”, một tác phẩm được đánh giá là có quy mô, khách quan và trung thực nhất cho tới tận ngày nay. Trong tập 2, khi tái hiện lại chuyện cuối năm 1946, Pháp quay lại xâm lược VN, từ 9’23”, bộ phim chiếu hình ảnh Jean Julien Fonde, viên tướng Pháp, nói về chuyện đã gặp và cố gắng thuyết phục Đại tướng Võ Nguyên Giáp : “Tôi nói tôi biết chiến tranh thảm khốc như thế nào. Nhiều người sẽ chết, nhà cửa bị thiêu hủy, thật là không thể tưởng tượng nổi. Chúng ta cần phải ngăn chặn không cho điều đó xảy ra. Ông ta (Võ Nguyên Giáp) nói với tôi: “Anh hãy nghe đây, quân Pháp rồi sẽ bị tiêu diệt. Tất cả chúng tôi đã sẵn sàng. Chiến tranh có thể kéo dài 2 năm hoặc 5 năm nhưng chúng tôi sẽ không bao giờ đầu hàng”. Như vậy, có ai làm gián điệp cho Pháp lại trả lời Pháp như thế? Hơn nữa, có lẽ nào Bác Hồ và BCT Đảng ta lại giao cho một “tên gián điệp cho Pháp” làm chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ đánh Pháp, một trận sống mái “nếu không thắng ta sẽ hết vốn”, và cuối cùng ta đã chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động Địa Cầu”, tống cổ Pháp về nước. Thật quá ngu xuẩn khi người ta tố cáo ĐT Võ Nguyên Giáp như vậy, và có những người đã tin điều này thì cũng ngu xuẩn không kém.

29-2-2024
ĐÔNG LA




Thứ Ba, 20 tháng 2, 2024

Chuyện về hai người (Truyện ngắn)

 Chuyện về hai người

(Truyện ngắn)


Hôm nay tôi đăng lại cái truyện ngắn đầu tay này để bạn đọc rõ hơn câu chuyện về cái chết của một viện nghiên cứu, Viện Công nghiệp dược của chúng tôi. Tôi viết nó khi mới hai mấy tuổi, còn chưa vợ con, giờ đọc lại thấy ngạc nhiên về cái giọng cứ như một ông cụ non của chính mình, đã 41 năm trôi qua mà chuyện vẫn còn nóng hổi tính thời sự.
Câu chuyện là có thật nhưng để thành văn phải hư cấu, phải thêm thắt, xây dựng nhân vật cho ấn tượng, phải cấu tứ hoá, thành ra “tôi” trong truyện vừa là chính tôi (tác giả) mà cũng không phải là tôi, các nhân vật khác như “ông viện trưởng” cũng vậy. Nguyên mẫu là bác Đoàn Hữu Sử, ở cùng khu tập thể với tôi, nhưng ở căn hộ to nhất, đẹp nhất, sát vách nhà anh Thái Thăng Long. Chuyện là thật nhưng suy nghĩ, lời nói của bác viện trưởng thì tôi phải sáng tác ra. Vì vậy phải đặt tên khác. Viết truyện thực ra ý tôi chỉ muốn sáng tác, phấn đấu trong nghề văn hơn là chuyện muốn nói xấu ai, nhưng tiếc là sự thật thì luôn mất lòng, đành phải vậy thôi!
Truyện này tôi viết đến nay đã 41 năm mà cứ như mới hôm qua. Viết xong gởi báo, tôi không ngờ nó được đăng ngay trên Văn nghệ TP HCM, rồi còn được đọc cùng lúc trên Đài TPHCM và Đài Tiếng nói VN. Rồi sau đó nó cũng dần được đăng trên báo Người Hà Nội (như báo Văn nghệ Hà Nội), rồi Văn nghệ (HNV VN). Đến khi Nhà thơ Anh Thơ muốn giới thiệu tôi với chú Chế Lan Viên, cô bảo ông này kiêu lắm, cháu phải đi vòng qua bà Thường (Nhà Văn Vũ Thị Thường, vợ CLV), cháu mang cái truyện ngắn mới đăng đưa cho bà ấy đọc. Tôi đến nhà CLV khá xa, gần Bà Quẹo, gặp cô Thường. Sau khi đọc xong thư của cô Anh Thơ, cô Thường hỏi:
-Làm nghề gì?
-Cháu làm nghiên cứu ở một viện dược.
-Thế thì tốt quá rồi, văn với veo làm cái gì, các con tôi, tôi cho đi học y hết. Thôi được rồi đưa cái truyện đây tôi xem thử - Nói rồi bà đi lấy cái bút chì dắt vào tai, nói tiếp: - Có gì tôi sửa ngay nhá.
Rồi bà đọc, thú vị là bà bị cuốn vào câu chuyện, không sửa gì hết. Xong, bà bảo: “Viết được đấy!”.
Vũ Thị Thường là bậc lão luyện về truyện ngắn, không dễ để bà nói như vậy, từ có ý cản tôi đi theo “văn veo”, bà lại ủng hộ tôi, sau đó một thời gian bà còn tặng tôi sách của bà và cuốn “Sổ tay truyện ngắn”, một cuốn sách dạy viết văn. Bây giờ ngẫm lại, mọi chuyện đến với cuộc đời tôi như có một sự xếp đặt huyền bí, văn chương đến với tôi như một sứ mệnh thì không thể diễn ra khác được.
20-2-2024
ĐÔNG LA
Năm 1981, khi chúng tôi vừa bảo vệ xong luận văn tốt nghiệp, có một bà phó tiến sĩ sang trường tuyển người để thành lập một phòng nghiên cứu của một viện dược.
Bà khoảng 45 tuổi, người tầm thước, mặt rất “tây”, nói chung là còn đẹp tuy đã đậm người. Bà chọn được bảy đứa, năm trai, hai gái, tất nhiên là có tôi, vì nếu không sẽ không có chuyện này. Chọn được chúng tôi, bà mừng lắm. Mãi về sau, khi đã tan đàn xẻ nghé, bà vẫn còn tự hào về đội tuyển của bà: “Chưa bao giờ tôi thấy lại có một ê-kíp tuyệt vời như thế!”
Về viện, ban đầu chúng tôi như sống trong mơ. Tuy cùng lớp, cùng lứa có ganh tỵ, kèn cựa nhau, nhưng rất vui. Tuần liên hoan phòng một lần. Chúng tôi còn tuồn một ít trí tuệ về làm thêm, “cải thiện kinh tế”, ở khu tập thể, làm nước thuốc nhuộm vàng cả khoảng sân rộng. Điệu này chả mấy mà chúng tôi vừa có tiền, vừa có chuyên môn nghề nghiệp phát triển, rồi có khi lại nên công danh sự nghiệp nữa cũng nên. Chúng tôi đều nghĩ như thế. Người ta cũng nghĩ về chúng tôi như thế.
Nhưng không ngờ… Lần đầu tiên tôi hiểu được thế nào là “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”. Không chỉ hiểu như hiểu một thành ngữ của một ngôn ngữ mà hiểu với tư cách bị “dính đòn”.
***
Đó chính là câu chuyện về hai người. Chuyện ông viện trưởng và ông viện phó “đánh nhau”. Nhưng nói cho đúng hơn là việc ông viện phó “đánh” ông viện trưởng, ông viện trưởng không thèm chấp, thế là bị thua. Chúng tôi là lính phe ông viện trưởng nên bị vạ lây. Riêng mình tôi là trường hợp đặc biệt, có một không hai, thì bị nặng hơn.
Ông viện trưởng là ông Huấn, ngày ấy 58 tuổi, người cao gầy như cây sậy. Mặt xương, mắt sâu, mũi cao, miệng nhỏ, cằm dài, lưng hơi khòng, tay dài… Nói chung là dáng của một “con mọt sách”, một người làm việc bằng trí tuệ cao sâu. Ông là một trong những đầu đàn của ngành. Ông từng làm giám đốc xí nghiệp dược đầu tiên của nước ta, xí nghiệp số 1. Ông viện phó, ông Đức, người sau này hạ ông nốc-ao, cũng ở đó. Nhưng chỉ có một địa vị khá khiêm tốn, là một nhân viên phòng tài vụ. Một thời, thế của ông viện trưởng khá mạnh. Ông có tài, có uy tín, và đặc biệt, có ông chú là bộ trưởng. Tôi cũng không biết chú cháu thế nào, vì ông họ Vũ, ông bộ trưởng họ Nguyễn. Ông luôn được giao những công việc mũi nhọn của ngành. Ngay hồi chiến tranh, nước ta chưa có quan hệ rộng với các nước phương tây, nhưng ông đã từng “Bước chân tôi đã giẫm nát đất Pháp” – Một lần ông đã nói thế. Còn ông viện phó thì học qua loa, kiếm được cái bằng kinh tế, rồi đi B. Nhưng không phải đánh đấm như người ta, mà ở tuyến sau, cũng trong ngành dược. Hồi trong rừng, ông có quen thân với một nhân vật quan trọng, bởi sau này ông ta sẽ làm thứ trưởng, là một chỗ dựa quan trọng cho ông. Như vậy, thế lực của hai bên tương đối cân bằng. Một ông nhiều tài, có chú là bộ trưởng; một ông ít tài nhưng lại có công đi B, có đàn anh là thứ trưởng. Về sức khoẻ thì hai ông có vẻ ngang nhau, ông viện trưởng bị đau dạ dầy kinh niên, ông phó thì bị nhồi máu cơ tim. Nhưng chú cháu ông viện trưởng có một bất lợi là tuổi tác nhiều hơn bên kia.
Trước đây, viện chúng tôi là một xí nghiệp dược lớn, gồm một số hãng bào chế trước giải phóng gộp lại. Ông Đức làm giám đốc. Ông thực sự là vua một xứ. Làm sao ông không là vua được khi một lúc tiếp quản rồi cai quản một lô những cơ sở vật chất đầy giá trị, gồm những phòng bào chế hiện đại, tiện nghi, những công xưởng máy móc tiên tiến và biết bao nguyên liệu dược đắt tiền. Ông giám đốc chọn một biệt thự sang trọng 2 tầng lầu, nhà của ông chủ cũ, khuôn viên có hòn non bộ, có bể bơi, và trồng một loại cỏ không biết cỏ gì mà cứ mịn như nhung. Rồi ông phân phát bổng lộc cho thần dân: Nhà cửa, chức vụ, lương bổng… Đã có một triều đình nhỏ được thiết lập ở nơi đây. Tôi từng tưởng chỉ có nơi này mới như thế. Nhưng sau này, khi đến một vài cơ quan khác chơi, tôi cũng lại gặp như vậy. Ở đó cũng có những ông vua con, có quyền ban phát và sinh sát. Khi có quyền, họ đã coi cơ quan nhà nước là của nhà mình. Liệu có phải, còn có một điều gì đó chưa hoàn thiện đã tạo đất sống cho những con người này, những người đã chung sức làm cản bước tiến của xã hội, gieo tai ương cho những lương dân.
Nhưng rồi cơ quan của nhà nước thì phải là của nhà nước. Bộ đã quyết định thành lập một viện nghiên cứu trên cơ sở xí nghiệp của ông vua Đức, dù ông có muốn hay không. Một viện có nhiệm vụ chuyển những công trình nghiên cứu thành những quy trình công nghệ, có thể sản xuất được những nguyên liệu dược mà nước ta gần như vẫn phải nhập hoàn toàn. Đây là một tham vọng vô cùng lớn và đúng đắn của lãnh đạo Bộ Y tế. Bởi một đất nước phát triển không thể là một đất nước cứ mãi giống như một xí nghiệp khổng lồ chuyên gia công nguyên liệu cho nước ngoài. Ông Đức thì không có một sợi tri thức dược nào, nên không tài nào làm lãnh đạo một viện quan trọng và to như thế được. Ông chuyển xuống làm phó, phụ trách phần sản xuất vẫn được giữ lại của viện. Ông Huấn được chọn làm viện trưởng. Thế là quân và tướng ngày xưa gặp lại nhau. Nhưng ông lính ngày xưa giờ đã thành phó tướng. Dù đã tiến bộ vượt bậc so với thuở ấy nhưng ông hoàn toàn không thỏa mãn vì đang là vua. Ngày ngày, người lái xe phải đưa rước hai ông đi làm bằng chiếc xe con nên người ta nói hai ông này đội chung xe nhưng không đội chung trời. Và vì thế mà chiến tranh đã xảy ra.
***
Là người từng trải, ông viện trưởng rất biết ông viện phó hoàn toàn không chấp nhận sự thay đổi này, nhưng ông không quan tâm. Ông có quá nhiều việc phải làm, những công việc đòi hỏi toàn bộ tâm sức người ta, trí tuệ người ta… Nhưng ông đâu biết, một con rận cũng có thể làm khó chịu cho một con sư tử; một con kiến khi chui được vào tai một con voi cũng có thể làm nên chuyện; mà ông viện phó thì lại hoàn toàn không phải là một con rận, một con kiến. Ông không có tài giành cho công việc nghiên cứu nhưng lại nhiều mưu.
Ban đầu, chúng tôi được ông viện trưởng giao cho một số công việc. Một nhóm tổng hợp Methyl salycilat (một thành phần trong dầu nóng); một nhóm làm Niketamid (thuốc tim mạch); một nhóm chiết xuất Berberin (một hoạt chất làm thuốc đường tiêu hóa) từ dược liệu là cây vàng đắng. Tôi ở nhóm chiết xuất này. Tất cả công việc được bà trưởng phòng còn xinh đẹp chỉ huy trực tiếp. Chúng tôi gọi bà là cô hàm nghĩa teacher. Bà từng học đại học ở Liên Xô, làm phó tiến sĩ ở Đức. Bà luôn nói, bà có học nhiều hơn, có kinh nghiệm nhiều hơn, nhưng không thông minh bằng chúng tôi. Tôi biết bà chân thành. Bởi muốn chân thành, người ta cần có một sự thông minh mà bà cũng là một người thông minh. Và có mất gì đâu khi nói lên một sự thật để được việc.
Công việc chiết xuất Berberin trong tài liệu thường dùng cồn. Bà trưởng phòng muốn cải tiến dùng nước acid loãng. Tất nhiên dùng nước acid loãng sẽ tiện, sẽ rẻ hơn cồn rất nhiều, nhưng nó lại làm cho nhựa cây ra theo, làm hoạt chất không kết tinh được. Nếu được, sản phẩm cũng chỉ là một thứ bột chỉ để một thời gian ngắn là bị oxy hóa, đen xỉn. Cả viện trưởng, cả trưởng phòng đều khuyến khích chúng tôi đưa ra cách giải quyết. Chúng tôi được dịp thi thố tài năng, lấy lòng cấp trên. Mà trong lĩnh vực này thì không thể mánh được. Tôi nhớ đến việc nấu đường ở quê tôi, người ta thường dùng vôi để loại chất bẩn. Mà chất bẩn đó phần nhiều là nhựa cây, ở một pH nhất định chúng sẽ bị keo tụ. Suy nghĩ đó đã được kiểm chứng và được áp dụng.
Ông viện trưởng, sau khi bị cắt dạ dày tí chết, kỳ này lại khá khỏe mạnh. Ông thường đi Đồng Nai, bàn bạc việc triển khai xây dựng một nhà máy sản xuất tinh bột dược dụng từ củ sắn (khoai mì). Đây là một công trình đơn giản về khoa học, chỉ có một số vấn đề về công nghệ cần phải giải quyết cho phù hợp với khả năng của một viện mới thành lập. Ông muốn tác phẩm đầu tiên của viện phải thành công.
Lúc này tôi thấy ở viện bắt đầu có những tiếng xầm xì. Chị phục vụ ở phòng thí nghiệm nói:
- Chú biết hông? Công nhân ở đây người ta thù ông viện trưởng lắm đó. Ổng về đây thành lập viện nghiên cứu nghiên kiếc gì để rồi công nhân sẽ mất việc làm. Sao không để họ ở đây yên ổn với ông Đức có phải hay hông?
- Họ nói buồn cười. Chuyện này là do bộ quyết định chứ do gì ông viện trưởng? Với lại viện này vẫn sản xuất bình thường chứ có chuyện gì đâu.
- Người ta còn nói trong bữa liên hoan bữa trước, ổng lấy mấy ký thịt, bắt chú gì giữ mộc đó mang về nhà. Ổng cũng lấy đồ của cơ quan về xài nhiều lắm. Nói đến đây, chị ghé sát tai tôi thầm thì, vẻ quan trọng: - Người ta còn nói ổng cặp bồ với cô trưởng phòng mình nữa đó.
Thật bậy bạ, toàn những điều bịa đặt! Mấy ký thịt không là gì nhưng có thể làm vấy bẩn danh dự của một con người, hạ nhục một con người. Ai nghĩ ra được trò này thật nham hiểm. Vì mải làm việc, chúng tôi đã không nhận ra sự đối xử bất công thuộc lĩnh vực ông viện phó phụ trách. Phòng làm việc của chúng tôi thua xa những phòng hành chính, nghiệp vụ. Phòng ở tại khu tập thể thì thua xa công nhân. Nghe nói, ông Đức còn bí mật sang trường trả chúng tôi lại nữa. Tôi ngạc nhiên lắm. Một lần, khi gặp khó khăn trong việc lĩnh dụng cụ hay hóa chất thí nghiệm gì đó, tôi đã cáu mà nói với bà trưởng phòng cung tiêu: “Chúng tôi phải làm những công việc mà các bà có tạo điều kiện thuận lợi cho cũng chưa chắc làm tốt được, huống hồ lại cản trở”.
Ông viện trưởng thì vẫn bình chân như vại.
Cái hôm đáng nhớ ấy, vừa ở Đồng Nai về, ông đã triệu tập một cuộc họp với phòng chúng tôi, bàn về đề tài Berberin.
Ông nói:
- Người ta cứ bảo rừng của ta là vàng, nhưng ta chưa khai thác đúng đắn cái vàng ấy. Thiên nhiên đã ưu đãi chúng ta mà chúng ta lại không có ý thức bảo tồn thì thật lãng phí, thật tai hại. Trong Nam này thuận lợi là có cây vàng đắng mọc tập trung, Sông Bé có, Tây Ninh cũng có. Tôi muốn chúng ta phải làm việc từ cơ sở khoa học, không thể làm việc theo kiểu mò mẫm được. Chúng ta phải đưa ra được một quy trình chiết xuất tối ưu nhất. Có như thế mới không lãng phí.
Tôi đại diện cho nhóm nghiên cứu phát biểu:
- Berberin là một dẫn xuất của Quinolin, có nhóm Dioxymethylene nên là một hợp chất phân cực. Chúng ta dùng nước acid loãng để chiết là rất phù hợp. Nhưng ta phải tách được nhựa ra khỏi dịch chiết. Trong việc này chỉ có dùng vôi là hay nhất, nó vừa tạo ra được môi trường kiềm, vừa là chất hấp phụ tạp chất rất tốt.
Sau đó mọi người sôi nổi trình bày những vấn đề liên quan đến công việc. Viện trưởng mừng lắm:
-Tôi hơi bất ngờ, khi chỉ một thời gian ngắn mà anh chị em đã làm được một khối lượng lớn công việc. Một điều quan trọng và rất quý nữa là, các anh chị đã hiểu rất sâu công việc, rất biết việc. Trong công việc nghiên cứu, cái việc tìm ra hướng đi mới quan trọng. Bởi chúng ta là những người hướng đạo, nhiệm vụ của chúng ta là chỉ dẫn cho người khác thực hiện chứ không phải là người thực hiện. Có điều chúng ta phải tính đến sự khác nhau khi tiến hành quy trình ở quy mô phòng thí nghiệm với khi thực hiện sản xuất ở quy mô lớn.
Có ai ngờ rằng, đây chính là câu nói cuối cùng của ông về công việc với chúng tôi với tư cách Viện trưởng. Bởi khi họp xong thì ông nhận được một điều vô cùng bất ngờ, đó là cái quyết định về hưu. Nghe đâu đã có một bản tố cáo ông gồm 10 điểm gửi lên bộ. Tôi không quan tâm lắm chuyện 10 điểm ấy là gì, bởi ai cũng biết đó là một sự bịa đặt. Tôi biết thực chất có một nguyên nhân khác khiến ông phải về hưu. Đó là việc ông chú ông, ông bộ trưởng, cũng đã về hưu. Có những sự việc, vỏ ngoài có vẻ rất phức tạp, nhưng cái cốt lõi thì lại vô cùng đơn giản.
***
Chiều ấy, tôi xuống nhà ông. Ông cũng ở một căn hộ trong khu tập thể như chúng tôi, tuy có rộng rãi, tiện nghi hơn. Hai ông bà ở cùng với người con thứ hai, bộ đội mới phục viên, đang kiếm việc làm. Tôi bước vào phòng thấy hai ông bà đang ăn cơm. Tôi thấy rất rõ những nét đau đớn trên khuôn mặt ông. Cái kết quả ban chiều như một lưỡi dao tàn bạo đã khắc sâu thêm những nếp nhăn vốn đã dầy, đã chi chít trên đấy. Tôi bỗng cảm thấy mình thật vô duyên. Ông đang cần một sự yên tĩnh. Ông đã phải chịu một nỗi đau quá lớn, nỗi đau khi bất ngờ bị dứt ra khỏi những gì ông yêu quý nhất, những gì mà cả cuộc đời ông đã gắn bó, đã hy sinh. Ông như một người mẹ đột nhiên bị dứt khỏi tay đứa con thơ đang cần sự chăm sóc của mình. Với ông, công việc là tất cả, công việc không đơn thuần là công việc mà như một sứ mệnh, là cả một sự nghiệp. Ông luôn làm việc cần cù như một nông dân và say mê như một nghệ sĩ.
Thấy tôi, ông buông đũa, nói tôi ra ngoài ban-công uống nước. Ban-công khá rộng, có kê bộ sa-lon bằng mây, tán mấy cây mận trồng dưới sân xòa vào. Ông pha nước, tay run run. Tôi thấy mí mắt ông dầy lên. Cả hai chúng tôi đều thấy khó bắt đầu câu chuyện. Cuối cùng ông đã mở lời:
- Khi làm lớn các cậu nên cẩn thận, nhiều thông số sẽ khác đi đấy. Cả khâu tinh chế cũng rất quan trọng, phải cố gắng làm được sản phẩm đạt tiêu chuẩn dược dụng.
- Bọn cháu cũng chán bác ạ. Không còn hứng thú để làm việc nữa.
- Cuộc đời là thế đấy. Nhưng các cậu còn trẻ, phải ráng mà làm việc. Với tôi, chỉ có công việc mới có ý nghĩa, còn lại mọi thứ đều phù phiếm cả. Có hai loại người, một loại sống vì công việc, bị công việc nó cuốn vào. Cậu thấy đấy, làm được việc gì đó cho tử tế có phải dễ dàng đâu. Còn một loại thì không có chuyên môn gì, sống không vì công việc gì. Vì thế, họ không có một niềm say mê nào cả, nhưng lại lắm tham vọng. Không có khả năng mà lại tham vọng, tất sẽ sinh thủ đoạn, sẽ hại người thôi. Tiếc là bọn này lại thành đạt khá nhiều trong cuộc đời. Đó chính là những người có quyền có chức nhưng lại làm việc bằng đầu óc người khác. Vì lợi ích cá nhân, họ sẵn sàng làm mọi chuyện…
- Mọi người đều thấy vừa rồi ông Đức đã làm nhiều chuyện mờ ám, không lẽ trên đồng tình với cái sai sao?
- Cuộc đời có nhiều cái tế nhị lắm, các cậu còn trẻ chưa biết hết đâu. Thực ra vừa qua tôi cũng sai, chỉ biết chú tâm vào công việc mà không đề phòng. Tôi chỉ muốn tạo ra những quy trình tối ưu, từ người nghiên cứu, người phục vụ đến người sản xuất, rồi sẽ hiểu nhau. Không ngờ, họ lại sợ chính những quy trình ấy đào thải họ. Mà chuyện này thực ra cũng không phải chỉ là chuyện cái ghế đâu. Từ khi viện được thành lập, nhiều chuyện làm ăn mờ ám phải đình lại…
***
Như tôi đã nói, cơ quan nhà nước thì phải là của nhà nước. Ông viện phó không có chuyên môn nên không thể muốn làm gì thì làm, không thể lên viện trưởng được. Bộ cử ông An xuống. Ông An thì “hiền” hơn, lại thuộc diện “đàn em” ông viện trưởng cũ. Tuy chúng tôi không được ưu đãi, nhưng công việc đòi hỏi phải có chúng tôi, nên không sao cả, dù cũng có khổ.
Ông An về được ít hôm thì tổ chức một cuộc họp với các cán bộ nghiên cứu. Chúng tôi tập trung ở hội trường. Khi chiếc xe con dừng lại trước phòng họp, cửa vừa mở thì mọi người vô cùng ngạc nhiên: Ngồi cạnh ông An là ông viện trưởng cũ.
Chúng tôi mừng lắm, như một chuyến đi xa được gặp lại người thân.
Cuộc họp bắt đầu, Ông An trình bày chiến lược phát triển của ngành, nhiệm vụ của viện. Ông trân trọng mời ông viện trưởng cũ tiếp tục làm cố vấn khoa học cho viện. Với ông viện trưởng cũ như thế là quá đủ. Ông phát biểu cảm ơn và trình bày những ý kiến về hướng nghiên cứu của viện. Chúng tôi đang lắng nghe thì thấy bên ngoài bỗng có tiếng ồn ào. Tôi nhìn ra thấy cửa phòng ông viện phó xúm lại rất nhiều người. Mọi người trong phòng ùa ra. Tôi len lên thì thấy mặt ông ấy xám ngắt, như chuẩn bị ngất. Ông ấy vốn bị nhồi máu cơ tim mà. Chiếc xe con lập tức được nổ máy. Khi mấy chị phòng y tế dìu ông ra xe, ông thều thào:
- Không… tôi không… Tôi không… hại…
Cánh cửa xe đóng lại. Chiếc xe lao vút về hướng bệnh viện Thống Nhất.
***
Tối ấy tôi mừng lắm. Tôi lại xuống nhà ông viện trưởng cũ. Hôm nay ông cũng vui. Chúng tôi lại ngồi nói chuyện với nhau ở bộ sa-lon mây ngoài hiên. Ông nói:
- Cậu biết không? Người ta nghiên cứu cả cơ chế cái vươn vai và cái ngáp đấy. Thực ra đó là những phản ứng mà cơ thể chống lại sự mệt mỏi của cơ thể.
Hôm nay tôi không thích nghe những loại chuyện như vậy của ông. Tôi hỏi:
- Sao ông Đức đang khỏe mạnh lại bị bệnh đột ngột thế bác?
Ông không trả lời tôi mà nói:
- Cậu ạ, không phải quan trọng là người ta đã được, đã mất cái gì. Những cái được mất mang tính chụp giật ấy. Chúng không bền. Mà quan trọng hơn là người ta có cái gì. Có thể có những bất công, những không may, nhưng khả năng của mỗi người thế nào rồi cũng sẽ được thể hiện, sẽ được khẳng định, rồi cũng sẽ được công nhận thôi. Miễn là người ta phải có ý chí. Chẳng thể che đậy cũng chẳng thể thổi phồng chuyện gì mãi được đâu. Thời gian là quan tòa nghiêm khắc lắm…
Sau đó, cả phòng chúng tôi đi thực tập ở nước ngoài hết, công việc đòi hỏi như vậy. Tôi cũng có trong danh sách nhưng không được đi vì có viết một truyện ngắn “Chuyện về hai người”. Như tôi đã nói, thế lực của ông viện phó vẫn rất mạnh vì có một ông thứ trưởng đỡ đầu. Ai cũng nói với tôi, công nhận tôi tốt thật nhưng ngu, vì có ai lại đi bênh một ông về hưu chống lại người đang nắm đầu mình bao giờ. Phòng tôi rồi cũng tan tác hết. Bà trưởng phòng khi chạy sang trường Tổng hợp cứ áy náy:
- Tôi có lỗi với các em. Thật tiếc! Các em thực sự là những tài năng.

TPHCM 1983
ĐÔNG LA